Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1

docx 8 Trang tailieuthcs 15
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý Khối THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN I
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 6
 HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 – 2020
 A- LÍ THUYẾT
 Câu 1: Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục 
 Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục: 
 - Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
 - Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể xuôi theo chiều chuyển động 
 + Nửa cầu Bắc: lệch sang phải
 + Nửa cầu Nam : lệch sang trái
 Câu 2: Hệ quả Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 
 Hệ quả Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
 - Hiện tượng các mùa trong năm:
 + Mùa của hai bán cầu trái ngược nhau
 + Mùa theo âm lịch và dương lịch khác nhau về thời gian bắt đầu và kết 
 thúc.
 - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
 + Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ, càng xa xích đạo hiện tượng ngày đêm dài 
 ngắn cáng rõ rệt.
 + Ở hai miền cực, số ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa. 
 Câu 3: Khái niệm và tác động của nội lực, ngoại lực trong việc hình thành bề 
 mặt Trái Đất. 
 * Nội lực:
 - Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
 -Tác động của nội lực :làm cho bề mặt đất gồ ghề, nhô cao.
 * Ngoại lực:
 - Khái niệm: Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
 - Tác động của ngoại lực: làm cho bề mặt san bằng, hạ thấp địa hình
 Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình 
 bề mặt Trái Đất.
 Câu 4: Núi và độ cao của núi
 - Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đất.
 - Độ cao thường trên 500 m so với mực nước biển.
 - Núi gồm 3 bộ phận: chân núi, sườn núi và đỉnh núi.
 - Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ:
 Núi già Núi trẻ
Thời gian hình thành Cách đây hàng trăm triệu năm Cách đây vài chục triệu năm
Đỉnh Tròn Nhọn
Sườn Thoải Dốc
Thung lũng Nông Sâu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA 7
 Năm học 2019 -2020
I. PHẦN LÝ THUYẾT
 1. Đặc điểm tự nhiên của môi trường đới ôn hòa:
 - Khí hậu mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.Thời tiết thay đổi thất 
 thường.
 - Thiên nhiên thay đổi theo thời gian: có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
 - Thiên nhiên thay đổi theo không gian:
 Phân hóa Tây – Đông:
 • Phía Tây: môi trường ôn đới hải dương với rừng lá rộng
 • Phía Đông: môi trường ôn đới lục địa với rừng lá kim
 Phân hóa Bắc – Nam
 • Phía Bắc: môi trường ôn đới lục địa cận cực
 • Phía Nam: môi trường địa trung hải với rừng cây bụi gai
 2. Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa
 - Ô nhiễm không khí:
 Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. 
 Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông.
 Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng 
 tầng ôzôn.
 3. Đô thị hóa ở đới ôn hòa
 Đô thị hóa với mức độ cao, thể hiện ở:
 - Tỉ lệ đô thị cao (hơn 75%), là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. 
 - Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
 - Nhiều đô thị mở rộng, kết nối nhau thành chuỗi đô thị, chùm đô thị.
 - Bảo tồn được các kiến trúc cổ.
 - Đô thị vươn cả theo chiều cao lẫn chiều sâu
 - Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.
 4. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường đới lạnh
 - Thực vật: ở vùng đài nguyên, thực vật chỉ phát triển vào mùa hạ, cây còi cọc, 
 thấp lùn xen lẫn rêu địa y
 - Động vật:
 Có lớp mỡ, lông dày, bộ lông không thấm nước
 Một số loài ngủ đông hoặc đi trú đông
 Sống thành bầy, đàn.
 5. Thiên nhiên châu Phi:
 - Vị trí địa lí- giới hạn: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - MÔN ĐỊA 8
 NĂM HỌC 2019 - 2020
I.PHẦN LÝ THUYẾT
 Câu1. Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay.
 Trình độ phát triển giữa các nước rất khác nhau.
 Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông – công nghiệp nhưng có ngành công nghiệp 
 rất hiện đại như điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ...
 Số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ còn chiếm tỉ 
 lệ cao.
 Câu2. Khu vực Tây Nam Á
 Vị trí chiến lược quan trọng.
 Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
 Khí hậu nhiệt đới khô. 
 Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
 Dân cư chủ yếu theo đạo Hồi.
 Không ổn định về chính trị, kinh tế.
 Câu3. Địa hình của khu vực Nam Á. 
 Nam Á có ba miền địa hình khác nhau:
 Phía Bắc: hệ thống núi Hymalaya hùng vĩ với đỉnh Everet cao 8848m.
 Phía Nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp, bằng phẳng, có hai dãy Gát Đông và 
 Gát Tây.
 Giữa: đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn.
 Câu4. Đặc điểm kinh tế - xã hội Ấn Độ.
Ấn Độ là quốc gia có KT phát triển nhất khu vực Nam Á.
 Công nghiệp hiện đại, nhiều ngành: Năng lượng, luyện kim, hóa chất, dệtĐặc biệt 
 là công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính). CN đứng thứ 10 thế giới.
 Nông nghiệp: Không ngừng phát triển với cuộc “Cách mạng xanh” và “Cách mạng 
 trắng”.
 Dịch vụ đang phát triển, chiếm 48% GDP.
 Câu5. Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
a/ Địa hình và sông ngòi:
+ Phía tây là núi, cao nguyên và bồn địa.
+ Phía đông là đồi núi thấp xen kẽ với bồn địa.
+ Các đảo: Núi trẻ, thường có động đất và núi lửa.
+ Gồm có 3 HT sông lớn: Amua, Hoàng Hà, Trường Giang.
b/ Khí hậu và cảnh quan:
+ Phía đông: Khí hậu gió mùa với cảnh quan rừng chủ yếu.
+ Phía tây: Khí hậu khô hạn với cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - MÔN ĐỊA 9
 NĂM HỌC 2018 – 2019
 I. LÍ THUYẾT
 1. Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Tiểu vùng Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế
 .Núi trung bình và núi thấp - Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện.
 .Các dãy núi hình cánh cung. - Trồng rừng, cây công nghiệp,dược liệu, rau 
 . Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có quả ôn đới và cận nhiệt.
Đông Bắc mùa đông - Du lịch sinh thái.
 . Khoáng sản phong phú đa dạng: - Kinh tế biển, đảo: nuôi trồng, đánh bắt thủy 
 sắt, than đá, thiếc, bô xít, apatit sản, du lịch biển đảo ( Vịnh Hạ Long)
 . Núi cao, địa hình hiểm trở. - Phát triển thủy điện: Hòa Bình,Sơn La.
 . Khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng có - Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn 
Tây Bắc mùa đông ít lạnh hơn. nuôi gia súc lớn trên các cao nguyên ( Sơn 
 La, Mộc Châu).
 2. Tình hình phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ::
 Cơ cấu đa dạng với các nhóm cây nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới.
 Quy mô tương đối tập trung.
 Một số sản phẩm có giá trị như : 
 Chè ở 
 Hồi ở 
 Cây ăn quả ở. 
 Là vùng nuôi nhiều trâu, bò
 Trồng rừng theo hướng nông – lâm kết hợp
 3. Tình hình phát triển công nghiệp của đồng bằng sông Hồng
 Công nghiệp hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, 
 hiện đại hóa.
 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh.
 Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.
 Các ngành công nghiệp trọng điểm:.....................................................................
 Các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng:..................................................
 4. Sự khác biệt trong cư trú và họat động kinh tế của dân cư vùng Bắc Trung 
 Bộ:
 Người Kinh: 
 Cư trú ở đồng bằng, ven biển phía Đông
 Sản xuất luơng thực, cây công nghiệp hằng năm.
 Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
 Họat động trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
 Các dân tộc ít người: 
 Gồm các dân tộc: Vân Kiều, Mường Tày, Bru
 Cư trú ở vùng đồi núi phía Tây
 Hoạt động nông, lâm nghiệp: Trồng rừng, cây công nghiệp lâu 
 năm,canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu bò đàn.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_dia_ly_khoi_thcs_nam_hoc_2019_2.docx