Đề cương ôn tập học kỳ II Lịch sử Khối THCS - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1

docx 8 Trang tailieuthcs 52
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II Lịch sử Khối THCS - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II Lịch sử Khối THCS - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1

Đề cương ôn tập học kỳ II Lịch sử Khối THCS - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 NỘI DUNG ÔN TẬP
 HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2018 – 2019
 MÔN: LỊCH SỬ 6
* KHỐI 6
 I. Quá trình phát triển kinh tế, sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc 
 đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc đã diễn ra như thế nào?
 1. Về kinh tế : 
 Về công nghiệp, tuy còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển : các công cụ như 
 rìu, mai, cuốc, dao ; vũ khí như kiếm, giáo, máclàm bằng sắt vẫn được chế tác và sử dụng phổ 
 biến.
 Về nông nghiệp, nhân dân ta đã biết đắp đê phòng lụt, dùng sức kéo trâu, bò, trồng lúa hai 
 vụ một năm và tiếp tục nghề trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi các loại gia súc lấy thịt và sức kéo, phân 
 bón.
 Các nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, nghề dệtvẫn được phát triển.
 Về thương nghệp, các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không bị sung làm đồ cống nạp 
 mà được mua bán, trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
 2. Sự phân hóa xã hội :
 Xã hội có sự thay đổi và phân hóa sâu sắc. theo sơ đồ sau:
 Thời Văn Lang - Âu Lạc Thời kì bị PK phương Bắc đô hộ
 Vua Quan lại đô hộ người Hán
 Quý tộc Hào trưởng người Việt, địa chủ người Hán
 Nông dân công xã Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc
 Nô tì Nô tì
3. Sự truyền bá văn hóa phương Bắc (Hán) và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc :
Đưa người phương Bắc (Hán) sang ở lẫn với dân ta, chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy 
chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáovà những luật lệ, phong tục 
của người Hán vào nước ta.
 Nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân 
 tộc ; đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác nhằm 
 gìn giữ bản sắc và làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.
 II. Các triều đại PK phương Bắc đã đô hộ nước ta và các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc :
1.Hãy liệt kê một số các vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc
* Ý nghĩa chung : thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do, bảo 
tồn và phát triển nền văn hóa của đất nước. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 NỘI DUNG ÔN TẬP
 HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2018 – 2019
 MÔN: LỊCH SỬ 7
* KHỐI 7
Câu 1: Kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài 
- Đàng ngoài:
+ Chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp.
+ Mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham 
ô hoành hành. 
- Đàng Trong:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Các chúa Nguyễn khuyến khích khai hoang, cấp nông cụ, miễn giảm tô thuế
+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà 
Tiên, đất đai mở rộng, nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long, năng suất lúa cao. 
Câu 2: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. 
- Các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên 
Chúa. 
-> Đây là công trình của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là A-lếc- xăng- đơ- Rốt là người 
có đóng góp quan trọng vào việc này. 
- Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến, lan rộng trong nhân dân và trở thành chữ 
Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay. 
Câu 3: Sự phát triển phong phú và đa dạng của văn học dân gian, các loại hình nghệ 
thuật, các thành tựu về y học, kỹ thuật (thế kỷ XVII-XVIII)
- Văn học dân gian phát triển phong phú, có truyện Nôm dài như Nhị Độ Mai, Thạch Sanh 
 còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử 
dụng rộng rãi.
- Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật...
- Nghệ thuật điêu khắc gỗ đơn giản mà dứt khoát (tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt 
nghìn tay...)
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng như hát ả đào, chèo, tuồngphản ánh đời sống lao động 
cần cù, lạc quan của nhân dân
- Y học: Có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông 1720-1791) thu thập nhiều bài thuốc gia 
truyền và các kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân và viết thành sách.
- Kỹ thuật: Từ thế kỷ XVIII một số kỹ thuật tiên tiến phương Tây đã ảnh hưởng vào nước 
ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý 
của Hà Lan. Các thợ thủ công triều Nguyễn chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy 
chạy bằng hơi nước
Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn?
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh và đoàn kết của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Quang Trung và bộ chỉ huy.
- Ý nghĩa lịch sử: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN I
 ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 8 
 HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2018- 2019
A. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
- Tìm hiểu một số công trình kiến trúc trước và sau 1975 , nét văn hóa đặc trưng của Thành phố HCM
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM 
1. Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối TK XIX: 
- Phong trào Cần Vương : 13/7/1885 nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “ Chiếu 
Cần Vương” , kêu gọi văn thân, nhân dân giúp vua cứu nước 
 Diễn biến: Chia 2 giai đoạn
* GĐ 1: 1885-1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước
* GĐ 2: 1888-1896, qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn (Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê)
- Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884- 1913) có thời gian kéo dài nhất, quyết liệt nhất và ảnh hưởng 
sâu rộng
- Nhận xét PT vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ 19:
Mục tiêu: Chống đế quốc, chống phong kiến
Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước
Tính chất: yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến
2. Trào lưu cải cách duy tân nửa cuối thế kỷ XIX. 
 a) Hoàn cảnh: Thực trạng đất nước ngày càng khủng hoảng, nguy cơ mất nước đến gần, 
xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã mạnh dạn đưa ra 
những đề nghị cải cách
 b) Nội dung cải cách :
 * Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định) 
 * Đinh Văn Điền đề nghị đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang, phát triển buôn bán,chấn 
 hưng quốc phòng
 * Viện Thương Bạc đề nghị mở 3 cửa biển miền Bắc, miền Trung
 * Nguyễn Trường Tộ đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển thương nghiệp,tài 
chính, mở rộng ngoại giao và phát triển giáo dục
 * Nguyễn Lộ Trạch đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí
 c) Nguyên nhân những đề nghị cải cách không thực hiện được:
 Do triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không thích ứng với hoàn cảnh, không chấp nhận sự thay 
 đồi, từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách có khả năng thực hiện
 d/ Ý nghĩa : Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ; phản ánh trình độ nhận thức 
 mới của người dân hiểu biết.
3. So sánh hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
 Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
 Chủ trương, biện pháp Đánh đuổi giặc Pháp, khôi Vận động duy tân với nhiều 
 phục Việt Nam độc lập hình thức phong phú (mở PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN I
 THAM KHẢO NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
 MÔN LỊCH SỬ 9 - NH 2018-2019
 A. PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
 - Tìm hiểu về lực lượng biệt động và đặc công
 - Tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của Thành phố HCM
 B. LỊCH SỬ VIỆT NAM
 1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng tám 
 Sau CMT8, nước VN Dân Chủ Cộng Hòa phải đối mặt với nhiều khó khăn cùng một lúc như 
 giặc ngoại xâm, nội phản, nạn đói, nạn dốt, khó khăn tài chính, các tệ nạn xã hội tràn lan
 Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
 2. Những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng và chính phủ ta:
 - 6/1/1946 nhân dân cả nước bầu cử Quốc Hội khóa I 
 - Diệt giặc đói: tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày Đồng tâm, đẩy mạnh tăng 
 gia sản xuất
 - Diệt giặc dốt: 8.9.1945 lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia xóa nạn mù chữ..
 - Khó khăn tài chính: xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào” Tuần lễ vàng”, phát hành tiền VN.
 - Trước 6/3/1946 chính phủ ta đánh Pháp ở Nam Bộ, nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc 
 - Sau 6/3/1946 chính phủ ta chủ trương hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước kí với Pháp Hiệp 
 định sơ bộ (6/3/1946 ) và Tạm ước Việt- Pháp ( 14/9/1946)
 3. Nguyên nhân kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19.12.1946)
 -Mặc dù đã ký HĐ sơ bộ 6,3.1946 và Tạm ước 14.9.1946, Thực dân Pháp vẫn tăng cường hoạt 
 động khiêu khích tấn công ta, nhất là ở Hà Nội
 -Đỉnh điểm 18.12.1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi kiểm soát Thủ đô, giải tán lực lượng vũ trang của 
 ta
 - Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến 
 -Tối 19.12.1946 HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
 4. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp:
 Đó là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của 
 Quốc tế (HS giải thích thêm)
 5. Âm mưu của TD Pháp - kết quả - ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc 1947
 - Âm mưu của Pháp :Thực hiện “kế hoạch Bô-la-éc” , Pháp mở cuộc tiến công lên căn cứ Việt Bắc nhằm 
 phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt - Trung,...
 - Đối phó của ta: phản công, bao vây, cô lập, chia cắt cuộc hành quân của Pháp
 - Kết quả: Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, căn cứ Việt Bắc vẫn được bảo toàn, bộ đội chủ 
 lực của ta ngày càng trưởng thành.
 -Ý nghĩa: Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. 
 6. Âm mưu của Pháp - Kết quả,- ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950:
 - Âm mưu của Pháp: Thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve” nhằm khóa chặt biên giới Việt - Trung, thiết lập “Hành 
 lang Đông - Tây”, chuẩn bị tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần thứ hai.
 - Đối phó của ta: Chủ động tấn công lớn để phá vỡ âm mưu của Pháp
 - Kết quả : Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta đã giải phóng được tuyến biên giới Việt - Trung, thế 
 bao vây đối với căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve của địch bị phá sản.
 - Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới, giành được thế chủ động trên chiến trường

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_lich_su_khoi_thcs_nam_hoc_2018_201.docx