Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tuần 22
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tuần 22
PHƯƠNG PHÁP HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN (ÁP DỤNG CHO ĐỢT HỌC TỪ 29/3 TRỞ VỀ SAU) *Phần Văn bản - Đọc kĩ văn bản. - Tìm hiểu phần chú thích trong SGK. - Soạn phần Đọc – Hiểu văn bản trong SGK( trả lời các câu hỏi trong SGK vào vở bài soạn.) - Ghi bài học và làm luyện tập vào vở bài học, gv sẽ kiểm tra tập khi đi học lại và sửa bài cho các em. * Phần Tiếng Việt - Học sinh đọc kiến thức sách giáo khoa, xem các câu hỏi tìm hiểu SGK. - Chép bài học cô gửi trên hệ thống trực tuyến vào vở bài học. - Thực hiện bài tập cô cho vào vở bài soạn. * Tập làm văn: - Học sinh đọc kiến thức sách giáo khoa, xem các câu hỏi tìm hiểu SGK. - Chép bài học cô gửi trên hệ thống trực tuyến vào vở bài học. - Thực hiện bài tập cô cho vào vở bài soạn. * Lưu ý: - Chuyên đề 2 (học từ 29/3 đến 5/4) cô gửi lần trước: Nếu bạn nào học luôn rồi thì quá tốt, đáng khen. Bạn nào chưa học thì dừng lại, vẫn in ra kẹp vào vở, cô sẽ dạy sau. Từ 29/3 đến 5/4 sẽ học bài mới đăng. - Bài ghi, bài soạn, bài tập phải đầy đủ, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. - Cố gắng nắm kĩ kiến thức các bài học trực tuyến, kết quả học tập sẽ có phần tùy thuộc vào ý thức học trực tuyến của các em. Phần nào các em chưa hiểu có thể liên hệ với cô hoặc đánh dấu lại để khi đi học lại cô giảng giải. Đây là những bước chuẩn bị để đáp ứng được yêu cầu kiến thức cần thiết cho HKII và chương trình Ngữ văn trong tình hình phải nghỉ dài để chống dịch. - Khi có lịch đi học lại, các em mang đầy đủ tập vở có đủ các yêu cầu cô đã giao các đợt (từ khi mới nghỉ phòng chống dịch đến kết thúc học trực tuyến). - Cô sẽ tuyên dương những bạn có ý thức học tập tốt và sẽ có những phần thưởng xứng đáng.Các em cố gắng nhé ! - Chúc các em học tốt. --------------------------------------------- - Động viên ,tổ chức. - Khích lệ, tiềm năng yêu nước của mọi người. => Quan trọng. III/. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/27 IV. Luyện tập : - Bài văn nghị luận về vấn đề gì ? Nêu luận điểm chính trong bài? - Nêu 1 vài dẫn chứng được sử dụng trong bài? - Qua văn bản chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? * Từ văn bản trên em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng một trang giấy trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của nhân dân ta và bản thân em sẽ làm gì để phát huy và kế thừa truyền thống ấy. ---------------------------------------------------------------------- Tiếng Việt: CÂU ĐẶC BIỆT I/. Thế nào là câu đặc biệt ? VD : SGK/27 “Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp”. Ôi, em Thủy! -> Câu không có CN, VN => Câu đặc biệt. - > Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN – VN. II/. Tác dụng của câu đặc biệt : Bảng ví dụ sgk/28 - Một đêm mùa xuân -> Xác định thời gian. - Tiếng reo. Tiếng vỗ tay -> Liệt kê, thông báo về sự tồn taị của sự vật, hiện tượng - Trời ơi! -> Bộc lộ cảm xúc. - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! -> Gọi đáp. - Chị An ơi! -> Gọi đáp. *Ghi nhớ Sgk/29 III. Luyện tập: Làm bài tập 1,2,3 SGK/29 --------------------------------------------------------- Tập làm văn: LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN. I. Lập luận trong đời sống : a/ Luận cứ – kết luận b/ Kết luận – luận cứ c/ Luận cứ – kết luận => Quan hệ nhân quả. Vị trí luận cứ - kết luận có thể thay đổi cho nhau. 1. Xác định luận cứ và k/luận: a. Hôm nay trời mưa (l/cứ), chúng ta không đi chơi công viên nữa. (K/luận) b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều. c. Trời nóng quá, đi ăn kem đi. 2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận sau : a. ... vì em đã học bốn năm. b. ... vì đó là thói quen xấu . c. Mệt quá ... d. Tuổi thơ có nhiều điều chưa biết nên trẻ em e. Em được đi đến nhiều vùng đất nên em rất => Một kết luận eó thể có nhiều luận cứ khác nhau miễn sao hợp lí. 3.Viết kết luận cho các luận cứ : a. , ta cùng đi bơi thôi. b. , phải tập trung học thôi. c. , phải biết lựa lời khi nói. d. , mình phải gương mẫu. e. , chắc sẽ là cầu thủ giỏi . II. Lập luận trong văn nghị luận : 1/ Luận điểm trong văn bản nghị luận: a/ Luận điểm: − Là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. b/ Phương pháp lập luận − Lập luận cần khoa học, chặt chẽ − Vì sao nêu ra luận điểm đó? − Luận điểm đó có những nội dung gì? − Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? − Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? 2/ Lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” - Con người có thể không có bạn được không? Cần bạn để làm gì? - Sách đã mang lại những lợi ích gì? Tại sao sách được coi là bạn lớn? => Giải thích rõ ràng, gọn, đầy đủ mỗi đặc tính của tiếng việt. 2. Chứng minh cái hay, cái đẹp của tiếng Việt: a/ Cái đẹp của tiếng Việt: - Qua ý kiến đánh giá của người nước ngoài. - Hệ thông nguyên âm phụ âm giàu thanh điệu. - Cú pháp : uyển chuyển, cân đối , nhịp nhàng. - Từ vựng : giàu gía trị thơ, văn, nhạc. b/ Cái hay của tiếng Việt: - Khả năng diễn đạtt tình cảm, tư tưởng của con người. - Bàn luận sự phát triển của TV chứng tỏ sức sống dạt dào của dân tộc. => Tiếng Việt là 1 biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. III. Tổng kết : Ghi nhớ SGK/37 -------------------------------------------------------------- Tiếng Việt: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I/. Đặc điểm của trạng ngữ : Ví dụ: SGK/ 39 * Các thành phần trạng ngữ. - Dưới bóng tre xanh -> địa điểm. - Đã từ lâu đời -> thời gian. - Đời đời, kiếp kiếp -.> thời gian. - Từ nghìn đời nay -> thời gian. * Vị trí trạng ngữ: đầu câu, cuối câu, giữa câu. - Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu. + Giữa trạng ngữ và CN, VN thường có một quãng nghĩ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Ghi nhớ SGK/39 II. Luyện tập : Bài tập 1,2 SGK/39 – 40 : ----------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_khoi_7_tuan_22.docx