Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 1+2

docx 8 Trang tailieuthcs 92
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 1+2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 1+2

Giáo án theo chủ đề Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề 1+2
 NGỮ VĂN 7 
 CHỦ ĐỀ 1:
 “ TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ CÁCH LẬP LUẬN QUA CÁC VĂN 
 BẢN NGHỊ LUẬN” 
 (Thời gian học từ 23/3 đến 28/3)
*Các bài học thuộc chủ đề: 
1/ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
2/ Đức tính giản dị của Bác.
3/ ý nghĩa văn chương.
*Yêu cầu để học tốt chủ đề: 
- Biết được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến tác phẩm
- Nắm kỹ nội dung, nghệ thuật của tác phẩm (xem chú thích Ngữ Văn 7 tập 2).
- Thực hiện các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.
- Soạn vào vở các câu 1, 2, 3, 4, 5.
- Đọc – hiểu văn bản.
A. Văn bản ‘ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.” (Hồ Chí Minh)
 1. Vấn đề nghị luận
 – Yêu nước nồng nàn là truyền thống quý báu của dân ta
 – Câu chốt vấn đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của 
 ta”
 – Bố cục: 3 phần
 2. Cách lập luận;
 – Luận điểm chính: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 – Mở bài: Luận điểm 1 (chủ đề) 
 + “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” 
 + “Làn sóng...” => So sánh cụ thể, sinh động
 + “Kết thành, lướt qua, nhấn chìm” => các động từ chọn lọc
  Sức mạnh của lòng yêu nước với những sắc thái khác nhau
 – Thân bài: 
 Luận điểm 2
 + “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”
 + Dẫn chứ: “thời đại Hai Bà Trưng... Quang Trung”
 Luận điểm 3:
 + “Đồng bào ta ngày nay... ngày trước”
 + Dẫn chứng: “Từ...đến...”, “Từ những... đến những...”
  Trình tự: lứa tuổi, hoàn cảnh, nơi chốn, giới tính, các giai cấp, các việc làm khác nhau
 + “Từ... đến...”, “Từ những... đến những”: có mối liên hệ liệt kê, ai ai cũng yêu nước
  Từ luận điểm 2 đến 3: chứng minh theo trình tự thời gian (trước – sau, xưa – nay)
 – Kết bài:
 + “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý”
  Khẳng định giá trị của lòng yêu nước
  So sánh đặc sắc, cụ thể hóa giá trị của lòng yêu nước 
 1 1. Vấn đề nghị luận
 - Ý nghĩa văn chương.
 - Bố cục: 2 phần
 2. Cách lập luận;
 Luận điểm chính: Ý nghĩa văn chương
 Luận điểm phụ:
 1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
 2.Công dụng của văn chương
 Các lí lẽ và dẫn chứng cho luận điểm phụ 1:
 - Kể cây chuyện một thi sĩ Ấn Độ khóc nức lên khi thấy một con chim bị thương rơi xuống 
 chân mình->dẫn dắt vào luận điểm chính và khái quát vấn đề
 -Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, 
 muôn loài->lòng nhân ái
 - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng->phản ánh cuộc sống
 - Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống->ước mơ hướng tới cuộc sống tốt 
 đẹp hơn
 Các lí lẽ và dẫn chứng của luận điểm phụ 2:
 - Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình,... cái mãnh lực lạ lùng của văn chương 
 hay sao?->khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người
 - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm ta sẵn có;...rộng rãi 
 đến trăm nghìn lần->rèn luyện mở rộng thế giới tình cảm của con người
 - Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ... tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay->văn chương làm đẹp, 
 làm hay những thứ bình thường
 =>làm giàu tình cảm con người
 - Nếu tronng pho lich sử ... sẽ đến bực nào !->làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống
 3/ Tổng kết 
 Nghệ thuật : 
 - Luận điểm rõ ràng,luận chứng minh bạch.
 - Lời văn giản dị, giàu hình ảnh , cảm xúc.
 Nội dung : 
 -VB thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn và văn chương.
 DẶN DÒ
- Học thuộc lòng các câu chốt của văn bản.
- Rút ra bài học về phương pháp làm bài văn nghị luận giải thích và chứng minh để vận dụng 
 vào việc làm bài văn nghị luận. 
- Học thuộc ghi nhớ ba văn bản trên.
 3 + Luận điểm 1: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 1
 + Luận điểm 2: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 2
 + Luận điểm 3: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 3
 Luận điểm n
 Kết bài:
 - Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hay tầm quan trọng của vấn đề
 - Mở rộng: Nêu ra bài học và đánh giá (Nếu có)
4/ Các phương pháp luận:
 Một bài văn nghị luận đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp lập luận để tăng tính 
thuyết phục cho vấn đề cần chứng minh. Thường thì người ta sẽ sử dụng các phương pháp luận sau 
đây:
 – Phương pháp giới thiệu: Đây là phương pháp hay sử dụng để giới thiệu khái quát về vấn 
đề được nêu ra hay các luận điểm để chứng minh cho vấn đề.
 – Phương pháp giải thích: Giải thích các từ, câu, nghĩa đen, nghĩa bóng (đối với bài nghị 
luận về nhận định); nêu ra các nguyên nhân, lý do dẫn đến vấn đề cấp thiết (đối với bài nghị luận về 
hiện tượng đời sống)
 – Phương pháp phân tích: tiến hành phân tích các mặt của vấn đề bằng cách đưa ra luận 
điểm và các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm. Đây là phương pháp chủ yếu trong một bài văn 
nghị luận.
 – Phương pháp chứng minh: Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề bằng các luận điểm và 
luận cứ. Đặc biệt là phải nêu ra được các dẫn chứng cụ thể. Phương pháp này hay sử dụng trong các 
bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
 – Phương pháp so sánh: so sánh các hiện tượng tương ứng hoặc cùng hiện tượng nhưng ở 
các quốc gia khác nhau (NL về hiện tượng, đời sống), so sánh với các tác phẩm cùng đề tài (NL về 
tác phẩm văn học) để thấy rõ tính đúng đắn và hợp lý của vấn đề.
 – Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại tất cả các lý lẽ đã nêu ra hay nói cách khác từ từ cái 
riêng đã phân tích đi đến cái chung. Phương pháp sử dụng đế kết đoạn, kết thúc vấn đề trong bài.
5/ Cách làm các bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
 a. Cơ sở về kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống :
 Lối sống của học sinh bắt đầu từ nhận thức về từng sự việc trong đời sống hàng ngày 
 như: một vụ cãi lộn, một vụ đánh nhau, nói tục chửi bậy, thói ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, 
 các sự việc hiện tượng như thế học sinh nhìn thấy hàng ngày ở xung quanh chúng ta nhưng 
 chúng ta ít có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá về mặt đúng sai, lợi- hại, tốt- xấu. Kiểu bài 
 này từ một hiện thực trong đời sống để chúng ta viết thành văn nghị luận nêu lên những nhận 
 xét, đánh giá của bản thân về sự vật, hiện tượng.
 b. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài
 -Khái niệm: là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, vấn đề đó đáng 
 khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ.
 -Đặc điểm: Xuất phát từ một sự việc, hiện tượng có thật trong đời sống hàng ngày mà 
 chúng ta nhìn thấy, nghe thấy hoặc tham gia rồi mới rút ra nhận xét, đánh giá mang tính 
 khái quát.
 -Yêu cầu: Trong quá trình phân tích phải chỉ ra những vấn đề có thật, không nói quá.
 c. Cách làm bài văn nghị luận: 4 bước (Xem SGK)
 5 - Khi hưởng thành quả mà người khác đem lại ta phải biết ơn họ.
 2) Tại sao nói “Uống nước nhớnguồn” ?
 Vì tất cả thành quả lao động từ của cải, vật chất đến tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ đó 
 là công sức khó nhọc của biết bao người. Bát cơm ta ăn là công lao vất vả của những người 
 công nhân,, quần áo, nhà cửa, Sự trưởng thành, hiểu biết của ta là do cha mẹ, thầy cô vất 
 vả đem lại Nền tự do mà ta hưởng là do bao anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh giành lại độc lập cho 
 mảnh đất này Thế nên ta phải biết ơn.
 3) Những biểu hiện của long biết ơn:
 a. Trong gia đình:
 - Nhớ ơn ông bà, cha mẹnhững ngày cúng giỗ, tổ tiên ông bà
 + Đưa dẫn chứng: Ca dao, câu chuyện.
 b. Trong trường lớp :
 - Thầy cô là người dạy .
 + Dẫn chứng ca dao, tục ngữ, những biểu hiện lòng biết ơn
 c.Ngoài xã hội :
 - Lòng biết ơn không phải chỉ là lời nói suông mà phải bằng hành động cụ thể:
 + Các lễ hội: hội Đền Hùng tổ chức ngày 10/3 hằng năm để ghi nhớ công ơn tiền nhân.
 + Ngày 3/2 (thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam)
 + Ngày 27/2 (ngày Thầy thuốc Việt Nam)
 + Ngày 27/7 (ngày Thương binh, liệt sĩ)
 + Ngày 20/11 (ngày Nhà giáo Việt Nam)
 + Ngày 22/12 (ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam)
 - Đảng và Nhà nước lấy tên các vị anh hùng đặt tên cho đường, trường, bệnh viện, địa danh.
 - Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống nhắc nhở mọi người về lịch 
 sử oai hùng của dân tộc.
 - Tạc tượng, tu sửa, đền chùa, di tích lịch sử, lăng tẩm.
 - Các nghĩa trang liệt sĩ thể hiện lòng biết ơn của dân tộc đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy 
 sinh cho Tổ quốc. 
 - Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình, cá 
 nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
 d. Trong văn học:
 4. Hành động của bản thân
 - Em sẽ hành động cụ thể như thế nào để làm theo lời khuyên của câu tục ngữ?
 + Đối với ông bà, cha mẹ ta sẽ làm gì (vâng lời, chăm ngoan,)
 + Đối với những người lao động ta phải biết trân trọng những thành quả lao động
 + Đối với các anh hùng liệt sĩ ta phải cố gắng góp sức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
 III) Kết bài
 - Tóm lại câu tục ngữ là một lời khuyên vô cùng quý báu ..
 - Rút ra bài học.
( Dựa vào dàn ý em hãy viết một bài văn nghị luận cho vấn đề trên. Thời gian làm bài từ 29/3 đến 
4/4.Cô chúc các em làm bài tốt để có điểm cao nha.)
*Lưu ý: Các em cần tham khảo và đọc thêm ở SGK 7/II những bài liên quan đến văn nghị 
luận nha.
 7

File đính kèm:

  • docxgiao_an_theo_chu_de_ngu_van_lop_7_chu_de_12.docx